Dạo gần đây báo chí nói nhiều về Đức Hòa, đa số là đánh giá không mấy thiện cảm trong việc phát triển các dự án bất động sản tại đây. Chung quy lại cái họ muốn là giữ nguyên hiện trạng đất đai như trước, và đừng biến các cánh đồng lúa mênh mông thành các dự án “nhuốm màu betong hóa”.
Ta hiểu rằng không phải bất kỳ người dân nào khi đọc và tiếp nhận một thông tin nào đấy, họ đều ngẫm lại để hiểu rõ và hiểu đúng hơn, hoặc nhìn nhiều hơn từ một mặt đối với một vấn đề. Thường thì 80% trong chúng ta sẽ có phản xạ đồng thuận với thông tin của truyền thông, của báo chí ngay từ lần tiếp nhận đầu tiên, và 20% còn lại thuộc top người có xu hướng kiểm chứng và so sánh các luồng thông tin trước khi đánh giá. Bởi vậy, người ta nói báo chí và truyền thông có sức mạnh vô hình nhưng rất khủng khiếp, có thể chèo lái dư luận theo hướng có lợi hoặc có hại một cách rõ rệt nhất.
Bạn là ai trong 2 tuýp người nêu trên?
Việc các ông lớn như Văn Ánh, Cát Tường, Phúc Khang, Phúc Vinh, Trần Anh,… đổ về Đức Hòa đầu tư trong thời gian gần đây đã thúc đẩy làn sóng bất động sản Đức Hòa nói riêng và Long An nói chung tăng mạnh, theo xu thế đón đầu cái ngày đổ bộ của mấy ông lớn trên. Và việc các công ty nhỏ lẻ chạy đua săn lùng tìm mua các mảnh vườn vị trí đẹp để làm dự án càng trở nên rầm rộ hơn. Theo xu hướng ấy, những cánh đồng ruộng mênh mông… đang dần trở thành các dự án là điều tất yếu.
Ai cũng muốn huyện Đức Hòa phát triển hơn, mở rộng hơn, nhưng cứ mãi gói gọn trong 1 cụm như cũ và ép mật độ nhà cửa, mật độ dân số tăng cao mà không mở rộng thêm diện tích thì thật khó để hài lòng. Chạy theo sự phát triển của thời đại thì việc đánh đổi là điều không thể tránh khỏi.
Tôi có hỏi một bác nông dân tại sao lại bán nguyên một cánh đồng ruộng đang xanh mơn mởn cho người ta làm dự án, Bác cười bảo năm nay giá lúa bán có cao hơn mọi năm, nhưng khổ nỗi tiền phân đắt hơn tiền gạo. Tính ra cũng chẳng được là bao. Và chẳng biết những năm sau, giá lúa sẽ đi đâu về đâu…?? Nên bán đi cho khỏe cái thân già, tiền bán đất lên vun vút biết làm ruộng bao nhiêu lâu mới bằng được ngần ấy.
So sánh về lợi ích kinh tế của gia đình người nông dân này, bạn cũng đủ hiểu tại sao khi người ta chọn cách bán đi. Nên để nói cái nào lợi hơn cái nào thì cần phải xem xét nhiều yếu tố, chứ không nên quy chụp chúng lại như báo chí réo riết phải giữ nguyên để có lợi cho sự phát triển kinh tế. Đôi khi người ta viết ra giấy thì dễ, nhưng để hiểu rõ tường tận nỗi khổ của người khác thì có mấy ai chịu tìm hiểu. Nên người ta có câu “làm vất vả cả đời cũng không bằng trúng một lô đất” là thế.
Đa số chúng ta đã quen mắt với những cánh đồng cò bay thẳng cánh quanh huyện Đức Hòa và khó chấp nhận hiện trạng trước mắt ấy đang dần thay thế những dự án đang mọc lên, nhưng theo tôi đó chỉ là quan điểm mang tính thời điểm. Và có lẽ những năm về sau, khi Đức Hòa phát triển trở thành thành phố lớn, về mọi mặt thì cái nhìn ấy sẽ dần mất đi.
Thường thì trước những bước tiến phát triển của bất kỳ một thành phố nào đấy, chúng ta sẽ mâu thuẫn giữa hai luồng quan điểm là thay đổi để phát triển và cái còn lại là không muốn buông bỏ những gì của hiện tại. Nhưng rồi cái không muốn ấy cũng sẽ nhường chỗ lại cho xu hướng phát triển mà thôi, và theo thời gian, mọi chuyện rồi sẽ lại được nhìn nhận theo cách mới mẻ và phù hợp hơn.
Người thông minh sẽ nhìn nhận vấn đề qua nhiều khía cạnh khác nhau để ra quyết định.